Lười mà vẫn giỏi tiếng Anh? Tức là không cần học mà vẫn giỏi? Ồ không, mơ đi. Việc đó chỉ có thể xảy ra với hai tuýp người thôi: hoặc thiên tài – đụng đâu nhớ đấy, nghe đâu thuộc đấy, hoặc sinh ra đã là dân nói tiếng Anh. Còn nếu học theo kiểu để trở thành ngôn ngữ thứ hai (ESL – English as a second language) hay ngoại ngữ (EFL – English as a foreign language) mà lười thì thôi bỏ đi. Ráng giàu rồi kiếm tiền thuê phiên dịch chớ làm gì có chiện lười mà vẫn giỏi. Ở đây chỉ có tí bí quyết học tiếng Anh cho người lười thôi, mà phải là lười thi thoảng mới được!
HỌC TỪ MỚI TỪ NHỮNG TỪ CŨ
Chính xác đấy. Nói thì nghe hơi khó hiểu nhưng lát Phương lấy ví dụ là mọi người sẽ hiểu ngay. Trong tiếng Anh có nhiều từ đơn được ghép lại với nhau để tạo thành một từ ghép với ngữ nghĩa mới. Vậy nên lúc lười, đầu óc không muốn nạp thêm gì quá rối rắm thì cứ lựa mấy từ này mà học. Đảm bảo vô đầu luôn vì mấy từ lẻ đó mình biết cả rồi. Ví dụ nhé:
- River mouth: river tức là sông, mouth tức là miệng. Hai từ này quá phổ biến, mới học tiếng Anh cũng biết nhưng từ river mouth thì không phải ai cũng biết nó là cửa sông;
- Greenhouse: green là xanh, house là nhà. Ghép lại thành nhà kính;
- Lighthouse: light là ánh sáng, house là nhà. Ghép lại ra hải đăng.
Đó, thấy ghê hông. Cái này gọi là học dễ như ăn bánh. Vậy kiếm những từ này ở đâu?? Ô là la, hỏi anh Gúc nhé, gõ “từ ghép tiếng Anh” là nó ra cho một đống. Nằm ôm màn hình điện thoại và đọc thôi!
HỌC NGHĨA MỚI CỦA NHỮNG TỪ CŨ
Lại chính xác. Có nhiều từ mình hay dùng nó ở một dạng nghĩa nhất định mà quên rằng nó còn nhiều nghĩa khác. Vậy nên khi nào lười không muốn học từ mới thì cứ lôi từ cũ ra mà học. Bật từ điển trên điện thoại hoặc app học online lên, gõ vào một từ mà bạn đã biết và kéo đọc tất cả các nghĩa và cách dùng khác của nó. Ví dụ:
- General: trước giờ hay dùng nó với nghìa là “chung”, nhưng bên cạnh đó nó còn có một nghĩa khác quành tráng hơn đó là “đại tướng” – nghĩa này ít người dùng nên thành ra ít người biết;
- Bachelor: ghi ra rả từ này trong CV nộp cho người ta, ghi mòn luôn nhưng mà mãi sau này P mới biết nó còn có nghĩa là người chưa vợ tức trai độc thân.
Đó, chỉ vậy thôi, xem như bạn đã biết thêm được một từ mới rồi mà không cần phải làm gì nhiều cả.
CHƠI TIKTOK
Một cách học tiếng Anh cho người lười nữa là học qua Tiktok. Nội dung của Tiktok thì đa dạng, trên trời dưới biển đều có. P ngoài dùng để hóng hớt mấy cái xàm xí ra thì còn học tiếng Anh trên đó. Luyện nghe, nói, đọc, viết gì cũng có.
- Học nghe: Ưu điểm của Tiktok là giúp bạn có thể tiếp cận với rất nhiều giọng tiếng Anh khác nhau từ Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Úc, Anh – Ấn, Anh – Nga… Tùy từng cấp độ bạn có thể chọn những kênh có độ khó tương xứng – mỗi kênh nó sẽ chuyên biệt về một kiểu nội dung nên rất dễ chọn. Và đôi khi nghe cho quen tai thôi chứ không cần hiểu hết làm gì. Đang trong cơn lười mà, đúng khum 😉
- Học đọc/ viết: Trời ơi ta nói nó nhiều vô kể. Học từ đơn giản – có, học từ lóng – có, học các mẫu câu thông dụng – có, học viết email chuyên nghiệp – có… vừa học nghĩa vừa học cách phát âm luôn. Cực dễ vào. Ngoài ra việc nội dung của các kênh trùng lặp với nhau cũng là một điểm cộng cho việc học tiếng Anh của người chơi hệ lười – đó là không cần cố gắng ghi nhớ mà chỉ cần lướt tiktok là não tự ghi.
.
Cách đây một tháng khi P mới bắt đầu lướt Tiktok thì P gặp cái cụm này “i am all ears” tức là “i am listening”. Sau vài ngày lướt thì gặp lại nó vài lần trên nhiều kênh khác nhau. Vậy là từ đó nó tự động chui vô và ở lại trong đầu P tới giờ dù P không làm gì nó cả hehe.
- Học nói: một số kênh khác sẽ tập trung dạy nói cho người đọc bằng cách đọc mẫu rồi chờ người xem Duet hoặc luân phiên hội thoại. Lúc đầu P thấy hơi…dở người nhưng tin được khum, sau đó P Duet thật. Đêm khuya thanh vắng, một mình nằm trong phòng lướt Tiktok và học nói tiếng Anh với người bản xứ. Quá dữ =))
Ngoài ra một lí do nữa học trên Tiktok hiệu quả khi đang lười (và cả khi không lười) đó là nội dung ngắn – đồng nghĩa lượng kiến thức nạp vô không nhiều, người học sẽ không bị quá tải. Dĩ nhiên, phải lựa cái mà học, thấy cái gì cũng ôm vô thì cuối cùng phản tác dụng đó.
Mỗi clip trên tiktok là một concept khác nhau, lại sinh động nên người xem không thấy nhàm mà học rất dễ vào. Một số kênh còn lí giải nguồn gốc từ, so sánh các loại tiếng Anh, chỉ ra các lỗi sai cơ bản trong cả nói lẫn viết… Túm lại học tiếng Anh mà bỏ qua kênh Tiktok là hơi uổng.
Một số kênh P đang theo dõi:
- Bino chém Tiếng Anh: kênh này của một bạn nam người Việt đang sinh sống tại Úc. P rất thích xem các clip của bạn này vì cách bạn giải thích nghĩa và nguồn gốc các từ/ cụm từ/ từ lóng rất dễ hiểu. Clip cũng hài hước và quan trọng là bạn đưa ra được nhiều tips hoặc lời khuyên rất thực tế và hữu ích.
- Handsome English: kênh của một bạn nam người Việt gốc Bắc. Bạn thuộc cộng đồng GLBT và tự xưng Daddy trên clip. Nội dung của kênh này chủ yếu về từ vựng và phát âm, cũng như sửa sai các lỗi phát âm hay gặp. Kênh phù hợp cho những người mới bắt đầu học hoặc học lâu mà cũng như mới bắt đầu =)) Daddy phát âm khá tự nhiên, lại vui tính và duyên nên P cũng rất hay xem.
- Antonio Parlati: trời ơi người Ý mà bắn tiếng Anh giọng Mỹ như người bản xứ luôn. Nội dung của kênh này thì cũng khá phong phú, nhưng chủ yếu thiên về từ vựng. P thích tiếng Anh giọng Mỹ và cũng thích voice của bạn ý nên follow và xem rất thường xuyên. Cơ mà tài năng kinh khủng, nói được tận mấy thứ tiếng lận
Ủa, mà sao chưa thấy kênh nào của English native speaker ? Tại quên á. Để nhớ ra ai thì P cập nhật tiếp. Follow chứ ít khi nhớ tên kênh, tại follow nhiều quá. Vừa chơi vừa học nên hơi lố tay hehe
HỌC THEO NHỮNG CHỦ ĐỀ MÌNH THÍCH
Luật bất thành văn, học cái mình thích bao giờ cũng dễ vô hơn. P mà lười thì thi thoảng lại học mấy cái cô giáo thường không dám dạy ví dụ:
- Foreplay: dạo đầu;
- Butterfly kiss: nụ hôn gió, hôn nhẹ, hôn không chạm môi;
- Flirt: tán tỉnh;
- Blind-date: hẹn hò giấu mặt.
Và còn nhiều từ thâm cung bí sử khác nữa. Nghe sơ sơ thì biết chủ đề P thích là gì rồi ha =)) Muốn học mấy từ chủ đề này cứ kiếm mấy trang chuyên đề trên Cosmopolitan mà đọc.
Sơ sơ vài tips học tiếng Anh dành cho người lười theo kinh nghiệm cá nhân của P. Dĩ nhiên có thể đúng, có thể sai vì đã gọi là cá nhân thì không ai giống ai. Nhiều khi hiệu quả với P mà không hiệu quả với người khác cũng nên. Do đó ai có tips gì thì chia sẻ bên dưới để mọi người cùng học lẫn nhau nhé. Love love 😘
Chào các bạn, mình là Phương – chủ sở hữu của trang blog Nha Trang Review và một fanpage cùng tên. P sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, hiện cũng đang sinh sống và làm việc tại thành phố này. Nếu các bạn đọc các bài viết của P và thấy hữu ích thì có thể like, share hoặc donate ủng hộ P thông qua ví Momo nhé. Cảm ơn các bạn ❤️
Website: nhatrangreview.info
Fanpage: fb.com/nhatrangreview
Instar: nhatrang.review
Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSeL7GbHX/
Youtube: https://bit.ly/2WQcEG
Comments